fbpx

Blog & Events

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Những điều cần biết 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng thường gặp ở nam giới, chiếm đến 40% trong tổng số bệnh nhân nam bị vô sinh. Nhưng giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Khi mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây chuyên gia Fiesta sẽ cung cấp cho bạn thông tin về căn bệnh này. Cùng theo dõi ngay nhé. 

1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Thừng tinh là một ống đi từ hai bên tinh hoàn lên phần dưới của ổ bụng. Bên trong thừng tinh có chứa các ống dẫn tinh, mạch máu và mạch bạch huyết và dây thần kinh. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng nam giới bị giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong. Từ đó làm suy giảm các chức năng của tinh hoàn, nặng nề hơn có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Đây là căn bệnh không hề hiếm gặp. Nam giới sau dậy thì chiếm từ 10 – 15% mắc bệnh. Và đặc biệt không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào rõ ràng để phân biệt những đối tượng có nguy cơ mắc căn bệnh này. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay chưa có báo cáo chứng minh rõ ràng về nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh cho nên thường được cho là tự phát. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân của bệnh này như:

  • Nam giới bị suy các van của hệ thống tĩnh mạch
  • Tĩnh mạch tinh đổ sai chỗ vào tĩnh mạch thận trái hay tĩnh mạch chủ bụng
  • Tăng áp lực ổ bụng do có khối u vùng tiểu khung hay u sau phúc mạc.

Nhưng cho dù nguyên nhân là gì thì người ta vẫn cho rằng: bệnh sinh của giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự trào ngược máu tĩnh mạch vào tĩnh mạch tinh. Sau đó hệ thống tĩnh mạch ở bìu bị giãn, tạo thành búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo và nổi rõ dưới da như túi giun.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng có thể gặp khi xuất hiện sự tắc nghẽn tĩnh mạch lớn ở vùng bụng, giống như một khối u của thận. Từ đó nó phát triển gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch nhỏ hơn bên trong bìu, gây giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp và thường chỉ gặp ở nam giới hơn 40 tuổi.

3. Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, nhất là trong giai đoạn sớm. Thường thì đa số các trường hợp, bệnh nhân đến khám vì vô sinh, hiếm muộn và tình cờ phát hiện ra bệnh.

Cơ chế gây vô sinh ở giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự tăng nhiệt độ ở bìu so với bình thường. Từ đó làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh, giảm chất lượng tinh trùng. Bởi vì tinh trùng bị giảm tính di động và bị biến đổi hình dạng.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến chất lượng tinh trùng giảm, khó thụ thai
Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến chất lượng tinh trùng giảm, khó thụ thai

Ở giai đoạn muộn hơn thì người bệnh thường đối mặt với triệu chứng đau tinh hoàn. Theo thời gian sẽ thấy rõ các búi tĩnh mạch ở da bìu bị giãn. Nó được ví như một túi giun, tinh hoàn sẽ ở trạng thái sưng và phù nề.

Dấu hiệu đau khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường có đặc điểm cụ thể như:

  • Cảm giác đau thay đổi từ khó chịu ở tinh hoàn đến khi đau nhiều
  • Người bệnh bị đau khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi gắng sức, nặng lên khi về cuối ngày
  • Bị đau nhiều khi nằm ngửa.

Hầu như bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đều bị ở bên trái, số lượng lên đến hơn 80%.

4. Phân loại

Nếu phân loại theo Dubin năm 1970, giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 mức độ như sau:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Sẽ không phát hiện được trên lâm sàng mà chỉ chẩn đoán qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hoặc chụp mạch máu,…
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Khi thực hiện nghiệm pháp Valsava thì sẽ sờ thấy búi tĩnh mạch thừng tinh giãn.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khi người bệnh trong tư thế thẳng đứng sẽ sờ thấy búi tĩnh mạch.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Khi người bệnh thẳng đứng, nhìn thấy được búi tĩnh mạch giãn.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Dù người bệnh đứng hay nằm cũng dễ dàng nhìn thấy được búi tĩnh mạch bị giãn.

Bệnh nhân được chẩn đoán là giãn mạch thừng tinh qua phương pháp siêu âm khi đường kính tĩnh mạch tinh > 2.5mm. Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 là trường hợp thường gặp nhất.

5. Lời khuyên của chuyên gia

Đối với căn bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thì không thể tự khỏi được. Bạn có thể hiểu đơn giản vì tĩnh mạch giãn ra thì không thể tự phục hồi lại được. Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây vô sinh vì máu bị ứ đọng lại trong các tĩnh mạch làm tăng nhiệt độ trong bìu. Từ đó làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng của nam giới. Còn nếu như nam giới bị bệnh ở độ tuổi thiếu niên thì tinh hoàn sẽ phát triển không đều nhau, góp phần tăng nguy cơ gây vô sinh.

Tuy nhiên phần lớn nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thì không bị vô sinh. Trên thực tế có nhiều người bị ở mức độ 3 mà vẫn có thể có con. Có tới 85% nam giới trưởng thành bị bệnh nhưng gây không liên quan đến vấn đề vô sinh. Nhưng bạn cũng cần theo dõi để được điều trị khi cần thiết, tùy theo mức độ của bệnh. Nếu như bệnh nhẹ có thể điều trị nội khoa, trường hợp nặng hơn thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Bên cạnh các phương pháp điều trị can thiệp trực tiết thi người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như: Paracetamol, Ibuprofen và mặc quần lót đúng cách để nâng đỡ bìu. Ngoài ra thì bạn cũng có thể cải thiện chất lượng tinh trùng bằng việc bổ sung các khoáng chất như kẽm, vitamin A,E,C,…

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOU MAY ALSO LIKE

Nhận thông tin mới nhất từ chúng tôi:

@Fiestavietnam 2020

viVN