fbpx

Blog & Events

Sống thử? Liệu có nên hay không?

Hiện nay “sống thử” đang là một tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng. Dù chưa được công nhận nhưng có thể bắt gặp khá nhiều từ sinh viên, công nhân, những người lao động đang chung sống với nhau như cặp vợ chồng.

Sống thử trong thời đại hiện nay như thế nào?

Sống thử tiếng Anh là Cohabitation là một cụm từ chỉ các cặp đôi có tình cảm về sống chung với nhau như vợ chồng khi chưa cưới hoặc chuẩn bị sắp cưới. Họ chưa đăng ký kết hôn, cũng không được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Sống thử nên hay không nên?
Sống thử nên hay không nên?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, trước khi cưới nên “sống thử” với nhau để biết được tính cách đối phương, nếu không hợp có thể chia tay, nó đơn giản hơn rất nhiều so với việc làm đơn ly dị ra tòa. Nhưng cũng có số đông không đồng ý với ý kiến này, cho rằng việc sống thử là điều không nên, chịu thiệt thòi nhất vẫn là con gái. Vậy được và mất gì khi “sống thử”, có nên sống thử hay không? Sau đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Lợi ích của việc sống thử

1. Hiểu nhau hơn

Khi yêu nhau, chúng ta thường có câu “tốt đẹp thì phô ra, xấu xa thì che lại” nên đối phương chỉ thể hiện những mặt tốt đẹp trước mặt mình. Ai đâu ngờ những thói quen xấu như: không dọn nhà, về nhà là vứt tất quần áo khắp sàn, vừa nằm vừa ăn, thức khuya, dậy muộn,… chỉ được phát hiện khi chúng ta về ở chung với nhau. 

Trong quá trình ở chung thì mới biết và phát hiện ra những điểm trái lệch để góp ý với người kia. Vì vậy, ở với nhau là lúc chúng ta nhận ra tình yêu của bạn có đủ lớn để bao dung cũng như vì đối phương mà thay đổi hay không.

2. Chi tiêu hợp lý

Nếu như ở một mình thường tiền của ai người ấy tiêu và bạn chẳng thể biết được mình đã tiêu những gì. Giờ đây bạn có thể quản lý chi tiêu của mình tốt hơn. Bạn biết chi tiêu những khoản tiền có kế hoạch hơn, nào là tiền ăn, uống sinh hoạt, tiền vào vấn đề phát sinh. Nhờ đó mà bạn có kinh nghiệm về nắm giữ tài chính tốt hơn khi sẵn sàng tiến tới hôn nhân.

3. Tiết kiệm

Tình trạng đi thuê nhà rất phổ biến hiện nay nếu bạn đang đi học, đi làm xa nhà. Thay vì mỗi người thuê một phòng thì giờ đây khi về ở chung, cả hai chỉ phải chi trả tiền của một phòng mà thôi. Điều đó giúp tiết kiệm một khoản về tiền thuê nhà cho hai bạn.

Nếu như trước đây yêu nhau mỗi tuần hai bạn để gặp được nhau đều phải đi hẹn hò, ăn uống. Thì giờ đây cả hai đã về chung một nhà, có thể ở bên cạnh nhau nhiều hơn và cũng không cần phải đi nhiều như trước nữa. 

4. Động lực về mặt tinh thần 

Giữa cuộc sống nhiều bộn bề và căng thẳng như hiện nay, khiến rất nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng, bất ổn tâm lý. Một trong số những nguyên nhân đó là do bản thân thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người khác. Giờ đây, khi ở chung với nhau những lúc mệt mỏi chúng ta đã có một bờ vai để tựa vào và an ủi. Chắc chắn đó là động lực rất lớn truyền thêm năng lượng để ngày mai bạn lại tiếp tục với công việc. 

Mặt trái của việc “sống thử”

1. Áp lực định kiến trong xã hội

Nói thì thì nói, ở nước ta việc sống thử của các cặp đôi vẫn đang phải chịu rất nhiều áp lực từ xã hội, nhất là đối với bạn gái. 

Hãy thử tưởng tượng mà xem, sẽ chẳng có bà mẹ chồng nào có thể dễ dàng chấp nhận được một cô con dâu nếu biết đã từng sống thử, thậm chí người mà cô gái sống thử là con trai bà đi chẳng nữa. Trong suy nghĩ của mẹ chồng sẽ xem đứa con gái đấy là hư hỏng, dễ dãi và sau này lấy chồng cũng sẽ như thế. Cũng chính thế mà các cặp đôi ở với nhau thường có xu hướng giấu giếm gia đình và bạn bè. 

Chẳng may họ không đi đến được với nhau, thì liệu rằng bạn trai mới hay chồng mới sau này có chấp nhận được việc người con gái họ yêu đã từng chung sống với người khác hay không? 

2. Mất đi sự tự do

Trước đây bạn tiêu tiền hay làm gì đều không có ai quản thúc, giờ đây bạn có thêm một người luôn hỏi bạn đi đâu làm gì, tiêu tiền vào những việc gì, có nên tiêu như vậy hay không. Nếu hai bạn có đủ kinh tế thì không sao, nhưng chẳng may hai bạn không mấy dư dả thì đó là một vấn đề đau đầu, rất dễ dẫn đến cãi vã.

Một khi đã sống cùng nhau thì tần suất hai bạn gặp nhau và ở bên nhau nhiều hơn. Chính điều này dễ khiến đối phương cảm thấy nhàm chán và không có gì để tìm hiểu bạn nữa. 

3. Đối phương trở nên lệ thuộc 

Con gái khi ở chung với người yêu thường có xu hướng bị lệ thuộc, khiến mối quan hệ trở nên tiêu cực. Mặc dù đã muốn chia tay nhưng vì bạn đã trót ở với nhau nên giờ không thể tách nhau ra được, bạn sợ bị mang tiếng sau này sẽ không còn ai dám yêu mình nữa. Chính vì thế bạn cứ chìm mãi trong đó mà dần đánh mất bản thân. Bạn nữ làm tất cả những gì bạn nam yêu cầu, vô hình chung trở thành “nô lệ” trong mối quan hệ này lúc nào không hay. 

“Sống thử” như thế nào?

Lựa chọn sống cùng nhau là một bước tiến mới trong mối quan hệ của cả hai bạn. Tuy rằng, cứ không phải sống cùng nhau sẽ đi đến đám cưới, nhưng nó thể hiện sự gắn bó và trách nhiệm trong mối quan hệ này.

Bạn hãy đảm bảo cả hai đều độc lập về tài chính, đều có sự nghiệp riêng cho bản thân thì hãy quyết định sống thử. Vì bạn chẳng thể biết được những vấn đề phát sinh nào sau khi ở với nhau đâu. Cả hai không nên phụ thuộc quá nhiều vào đối phương, bạn cũng cần có không gian riêng, đi gặp gỡ bạn bè, bước tiến mới trong tương lai.

Hãy độc lập tài chính của mỗi người
Hãy độc lập tài chính của mỗi người

Nếu bạn là sinh viên thì đừng lựa chọn “sống thử” khi chưa thể tự chủ và cũng không đủ trưởng thành để đưa ra quyết định sẽ sống với người kia cả đời hay không. Thời sinh viên chúng ta nên gặp gỡ nhiều người, trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ hơn để biết mình sẽ chọn người như thế nào.

Tiền là vấn đề  cực kì quan trọng khi “sống thử”. Vì hai bạn ở với nhau dựa trên sự tự nguyện mà không có bất cứ ràng buộc gì nên bạn không ép đối phương đưa hết tiền cho bạn được. Hãy ngồi lại thẳng thắn nói chuyện với nhau về cách chi tiêu tài chính và đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này nhé!

Đừng lựa chọn “sống thử” chỉ vì ham muốn tình dục. Bạn sẽ không biết sau đó là bao nhiêu hệ lụy đi kèm và tất nhiên bạn nữ sẽ là người thiệt thòi nhất trong chuyện này. 

Sau khi đọc xong bài viết trên đây bạn đã biết mình cần nên làm gì rồi phải không. Mọi quyết định đều nằm ở hai bạn và hãy sống có trách nhiệm với lựa chọn mà mình đưa ra nhé!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

1 thought on “Sống thử? Liệu có nên hay không?”

  1. Pingback: Sống thử trước hôn nhân - Những điểm tốt và không tốt

Leave a Comment

អាសយដ្ឋាន​អ៊ីមែល​របស់​អ្នក​នឹង​មិន​ត្រូវ​ផ្សាយ​ទេ។ វាល​ដែល​ត្រូវ​ការ​ត្រូវ​បាន​គូស *

YOU MAY ALSO LIKE

Categories

Recent posts

tags

search

Nhận thông tin mới nhất từ chúng tôi:

@Fiestavietnam 2020

kmKM