Bạn có dự định về việc xăm mình? Sau khi xăm, da của bạn bị tổn thương và việc tự tái tạo và phục hồi phải trải qua 4 giai đoạn. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian phục hồi khác nhau. Vậy sau khi tìm được hình xăm ưng ý và đã đặt hẹn với “tha thu” artist – nghệ sĩ xăm mình mà bạn tin tưởng, hãy cùng Fiesta sẽ giới thiệu về cách chăm sóc da sau khi xăm qua các các giai đoạn nhé!
Xăm là gì?
Xăm hình thức ghi dấu bằng mực, làm thay đổi các sắc tố của da tự nhiên, tạo ra những sản phẩm nghệ thuật trên da. Ngày nay để giữ màu xăm được lâu, rõ màu và đẹp hơn người ta dùng màu xăm trộn với các kim loại như chì,… và kim xăm cắm sâu cấy màu vào da. Từ đó, việc chăm sóc da sau xăm là một điều rất quan trọng đảm bảo da không bị tổn thương quá sâu và giữ cho hình xăm đẹp nhất.
Giai đoạn 1: Tổn thương da
Trải qua quá trình xăm, những phần da được xăm sẽ được quấn một lớp màng che, giúp bảo vệ tránh cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập làm nhiễm trùng da. Tấm màng này sẽ giúp bảo vệ da tránh bị nhiễm trùng hoặc màu bị lem. Nó có thể được gỡ bỏ trong vài giờ hoặc cũng có thể lâu hơn như mấy ngày, một tuần tùy vào da và độ lớn bề mặt da được xăm của mỗi người.
Trước hết, sau khi tháo tấm màng chắn ra, bạn nên vệ sinh vùng da được xăm bằng xà phòng khử khuẩn và nước ấm lau rồi nhẹ. Việc rửa tay bằng nước ấm sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn cho vết thương xăm. Lưu ý nên lấy khăn mềm thấm nước lau nhẹ, tránh để vết xăm trực tiếp dưới nước để hình xăm không bị lem. Sau đó, bạn nên sử dụng khăn mềm ráo để lau khô vết thương. Những ngày sau đó, có thể bạn sẽ thấy hình xăm có máu hoặc mực chảy ra và ửng đỏ, đừng lo lắng vì đấy là hiện tượng bình thường khi có các tác nhân ngoại nhập vào da và đó chính là cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu đối với tác nhân đó.
Vì những mực xăm bằng kim loại to hơn so với tế bào bạch cầu nên chúng không dễ dàng bị bạch cầu đào thải ra ngoài. Những dấu hiệu ửng đỏ, chảy dịch có thể kéo dài trong một tuần và giảm dần, nhưng hãy chú ý nếu những vết thương này không có dấu hiệu suy giảm, chúng ta cần phải đi khám ngay. Và tuyệt đối trong những ngày này, chúng ta không nên sử dụng những hóa chất như dưỡng da, nước hoa hay các chất kích thích nhé. Chỉ dùng khăn bông mềm lau qua vùng da được xăm thôi nhé, tránh các chà sát vào vùng da này
Giai đoạn 2: Những phản ứng
Như đã giới thiệu ở trên, xăm là dùng bút xăm cấy sâu mực vẽ vào da. Do đó vết xăm cũng có thể được nghĩ là vết thương ngoài da. Do vậy, đừng lo lắng khi cảm thấy ngứa, đau nhẹ những vùng da được xăm, đó là những phản ứng bình thường của da khi bị tổn thương như vết xước khi chúng ta ngã.
Giai đoạn 3: Sự tái tạo lại da
Sau khi trải qua những phản ứng trên, da chúng ta bước vào một giai đoạn mới đó chính là ngứa ngáy và bong tróc. Trên thực tế, bong da là một điều rất bình thường khi xăm. Như khi chúng ta có một vết thương ngoài da, chỗ bị thương sẽ sưng tấy ngứa và lên da non, thì vết xăm cũng như vậy. Khi vùng xăm của chúng ta ngứa nhẹ, đừng nên gãi nhé, phải quản chặt cái tay không đụng chạm vào, và dùng một số kem dưỡng hay vitamin E hay dầu tràm theo chỉ định của bác sĩ cho vết thương nhanh lành hơn, giảm sưng ngứa.
Sau xăm chúng ta nên ăn cái gì?
Xăm là một vết thương ngoài da, để cho da lành nhanh hơn, không để lại sẹo chúng ta nên có một chế độ ăn khoa học
- Thịt gà , thịt bò nghe các bà các bác nói rằng nên tránh ăn trong một tuần
- Món ăn hải sản có chứa các nguyên liệu như cua, cá biển , mực nên để dành sau một tuần rồi ăn nhé!
- Kiêng đồ nếp đặc biệt là xôi, bánh chưng, bánh tẻ,… trong vòng một tuần
- Tránh các đồ uống chứa cồn: rượu bia trong 3 ngày
- Trứng và rau muống được quay lại bữa ăn sau 2 tuần.
Những lưu ý quan trọng chăm sóc da sau xăm
- Tránh làm trầy xước vùng da sau tiêm, dùng khăn mềm để vệ sinh da được xăm.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, không mặc đồ bó chật khiến vải cọ xát vào da gây đau rát
- Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây giúp da lành nhanh hơn
- Những ngày đầu sau xăm tránh dùng các chất hóa học như mỹ phẩm, nước hoa, kem dưỡng, vì da lúc này rất dễ bị kích ứng.
- Lưu ý dùng những kem dưỡng da theo chỉ thị của bác sĩ, tránh gây kích ứng, nhiễm trùng cho vùng da xăm.
- Tránh ánh mặt trời chiếu trực tiếp lên vết xăm do các tia tử ngoại có thể khiến bề mặt xăm bị bỏng rát, sưng tấy. Khi hình xăm đã lành, nên bôi kem chống nắng lên để giữ màu xăm được bền hơn.
Bài viết chia sẻ chăm sóc da sau xăm đến đây là hết rồi, mong rằng những lời khuyên, mẹo trên có thể giúp ích cho anh em sau khi đã xăm mình. Hẹn lại anh em ở bài viết sau nhé!