“Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu” – T. Man. Khi lời nói trở nên vô ích, im lặng chính là cách hành xử thông minh nhất, khôn ngoan nhất mà cánh đàn ông có thể làm.
Chúng ta thường nghe câu “lời nói chính là con dao hai lưỡi”, tức là dùng không cẩn thận sẽ làm hại những người xung quanh, làm hại chính mình.
Điều đó không cần phải bàn cãi nữa, người trưởng thành (thậm chí là trẻ con) đều biết rằng mở mồm ra nói hoặc giữ im lặng phải đúng người, đúng thời điểm. Cho rằng lời nói là con dao, chỉ có kẻ dùng nó không đúng cách mới tai hại, còn cứ cất nguyên trong bao thì cũng khó mà hỏng được.
Từ khi còn là một cậu bé, có bao giờ thắc mắc vì sao những người đàn ông xung quanh bạn (cha, chú, bác, ….) lại rất kiệm lời không? Rồi ai cũng phải lớn, bạn trải qua đủ thứ chuyện trên đời, trưởng thành hơn và chợt một ngày nhận ra được đáp án cho câu hỏi của mình năm xưa, bạn khẽ cười một mình.
Khi lời nói trở nên vô ích, im lặng chính là cách hành xử thông minh nhất, khôn ngoan nhất mà cánh đàn ông có thể làm.
Hoang mang quá không biết làm gì, thì làm thinh
Cách mà bạn đối mặt với sự mơ hồ là gì? Đừng mất công đi hỏi, đơn giản nhất là quan sát những người khôn ngoan xem họ làm gì khi rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Socrates từng nói “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất“, đúng là nhà hiền triết, người đời tôn vinh mà ông lại khiêm tốn đến vậy.
Im lặng đúng lúc để suy nghĩ về những việc diễn tiến tiếp theo
Rõ ràng chỉ nên nói ra những điều chúng ta biết rõ, còn huyên thuyên về thứ ta không biết rõ ràng nguy cơ bị “hớ” rất cao. Tại mỗi buổi hội họp hay trong bất cứ đám đông nào, trừ khi bạn là diễn giả còn những anh chàng nói liên mồm, nói hết cả phần người khác chưa bao giờ được đánh giá cao.
Là một người đàn ông bình thường, chúng ta càng cần phải biết khiêm nhường mà tiết chế lời nói.
Im lặng để đồng cảm với những thứ lời nói không thể diễn đạt
Có một cách rất đơn giản mà những anh chàng mới lớn cần học để tránh bị chê là vô duyên: hãy vui cùng với người đang vui, buồn cùng với người đang buồn và hãy tránh thật xa những người đang bất ổn về tâm thần nếu bạn không biết nên làm gì với họ.
Im lặng để biết thấu cảm với đối phương
Cư xử biết điều chính là một cách ngầm nói với người khác rằng “tôi là người có giáo dục”, đàn ông trưởng thành sẽ không cười nói hềnh hệch trước mặt một người đang đau khổ.
Im lặng là thể hiện sự tiếp thu và lắng nghe khi bạn có lỗi
Biết sai – sửa sai là thái độ sống mà đàn ông bắt buộc phải có.
Đây chính là sự im lặng vô giá. Khi bạn sai hoặc cảm thấy mình có lỗi, nên im lặng để lắng nghe những người xung quanh, đôi khi là im lặng để lắng nghe quát tháo từ những người không muốn ta lầm đường lạc lối. Khi đó, sự im lặng của bạn là cần thiết.
Càng nói nhiều, càng kêu ca thì sự tôn trọng của người khác dành cho bạn sẽ giảm đi
Khoa học đã chứng minh, nam giới thường thiên về hành động lý tính hơn so với phụ nữ. Đa số đàn ông trưởng thành có xu hướng thể hiện bản thân bằng hành động chứ không phải lời nói.
Một điểm nữa, không phải cứ mang câu chuyện của mình đi chia sẻ hay than vãn với người khác là chuyện tốt.
Khi ai đó sẵn sàng lắng nghe những vấn đề của bạn, nghĩa là họ đã chịu “thiệt hại” về thời gian trong ngày. Sẽ rất tốt nếu việc chia sẻ đem lại kết quả, ngược lại đừng “hành hạ” người khác bằng những chuyện không ra đâu với đâu – mà việc này nghe không được nam tính cho lắm.
Im lặng để lắng nghe và sẻ chia sự yêu thương với người bên cạnh bạn
Con người của xã hội hiện tại có một sự “cả nể” nhất định, bạn có làm ai đó khó chịu người đó chưa chắc đã nói với bạn. Vậy nên, là đàn ông nên biết thế nào là đủ, biết điểm dừng đúng lúc – nhất là với lời ăn tiếng nói.
Đàn ông từng trải, ít khoe khoang những thứ bản thân đã làm được, mà chịu khó kể về quá trình đã làm những gì để có thành quả. Không sợ lời thiên hạ, chỉ sợ bản thân nản lòng, luôn đặt mục tiêu cố định và tiến về phía trước. Qua rồi giai đoạn trẻ trung để thử và sai, đàn ông từng trải có thể sai nhiều để tiếp tục thử nên cần đạt được những giá trị nhất định, và đạt được rồi lại ít nói tới.