fbpx

Blog & Events

Suy sinh dục: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, cách điều trị

Suy sinh dục là bệnh có thể gặp ở nam giới và nữ giới. Tình trạng này xảy ra do sự suy giảm nội tiết tố testosterone khiến nam giới không để đạt được sự cương dương, xuất tinh hoặc cả hai. Ở nữ giới, suy sinh dục xuất hiện ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nguyên nhân do giảm nồng độ estrogen. Golden Choice chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Suy sinh dục là gì?

Suy sinh dục hay còn gọi là giảm khả năng tuyến sinh dục là tình trạng các tuyến sinh dục sản sinh quá ít hoặc không thể sản sinh hormone giới tính. Đối với nam giới, các tuyến sinh dục nằm chủ yếu ở tinh hoàn. Đối với nữ giới, tuyến sinh dục nằm ở buồng trứng.

Có thể nói, hormone có vai trò hình thành, kiểm soát các đặc điểm ở nam giới và phụ nữ. Ví dụ như sự phát triển mô vú ở phụ nữ, sự phát triển tinh hoàn ở nam giới. Hormone còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng ở nam giới và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Trong hầu hết các trường hợp suy sinh dục, có thể điều trị bằng các phương pháp thích hợp.

Suy sinh dục xuất hiện ở đối tượng nào?

1. Ở nam giới

Tình trạng suy sinh dục ở nam giới xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone testosterone. Tình trạng này tác động đến quá trình phát triển của các cơ quan sinh dục, khả năng sản xuất tinh trùng, chất lượng tinh trùng cũng bị giảm sút. Ngoài ra, suy sinh dục còn ảnh hưởng đến tính cách và khả năng có con của nam giới.

Nam giới sau 40 tuổi có các bệnh kết hợp như béo phì hoặc sức khỏe sa sút có thể dẫn đến suy sinh dục. Tình trạng này đôi khi xuất hiện ở giai đoạn bào thai từ lúc sinh ra hoặc trước tuổi dậy thì.

Suy sinh dục xuất hiện ở đối tượng nào?
Suy sinh dục xuất hiện ở đối tượng nào?

2. Ở phụ nữ

Suy sinh dục ở phụ nữ là tình trạng suy giảm hoạt động các tuyến sản xuất hormone trong cơ thể. Với phụ nữ, suy sinh dục xuất hiện ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh và có thể xảy ra ở một số phụ nữ trẻ có kèm bệnh khác.

Suy sinh dục làm buồng trứng giảm sản xuất noãn và không sản xuất đủ các hormone sinh dục như Estrogen và progesterone.

Các loại suy sinh dục

Có hai loại suy sinh dục, bao gồm suy sinh dục nguyên phát và suy sinh dục thứ phát.

1. Suy sinh dục nguyên phát

Khi cơ thể không có đủ lượng hormone giới tính do vấn đề xảy ra trực tiếp trong tuyến sinh dục gây nên tình trạng suy sinh dục nguyên phát. Trong những trường hợp này, tuyến sinh dục vẫn nhận được tín hiệu từ não bộ phải sản xuất hormone sinh dục nhưng lại không thể thực hiện được như bình thường.

2. Suy sinh dục thứ phát

Khác với suy sinh dục nguyên phát thì thứ phát đến từ não bộ. Suy sinh dục thứ phát khiến vùng dưới đồi và tuyến yên – hai bộ phận kiểm soát chức năng của tuyến sinh dục không hoạt động được như bình thường.

Nguyên nhân suy sinh dục

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy sinh dục, có thể phân thành hai nhóm chính.

1. Nguyên nhân gây suy sinh dục nguyên phát:

  • Rối loạn di truyền như hội chứng Klinefelter hay Turner.
  • Bệnh tự miễn như suy tuyến cận giáp hoặc bệnh Addison.
  • Các bệnh liên quan đến gan và thận.
  • Tình trạng nhiễm trùng nặng như viêm tinh hoàn sau khi bị quai bị.
  • Tinh hoàn lạc chỗ hay bị ẩn.
  • Cơ thể bị thừa sắt khi hấp thụ quá nhiều.
  • Tiếp xúc với bức xạ để điều trị ung thư.
  • Có tiểu sử từng phẫu thuật tại cơ quan sinh dục.

2. Nguyên nhân gây suy sinh dục thứ phát:

  • Rối loạn tuyến yên.
  • Rối loạn di truyền như hội chứng Kallmann.
  • Các bệnh viêm gồm lao, mô bào hay sarcoidosis.
  • Các bệnh nhiễm trùng, gồm cả HIV/AIDS.
  • Béo phì hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Giảm cân quá nhanh trong thời gian ngắn.
  • Tiếp xúc nhiều với bức xạ.
  • Sử dụng nhiều thuốc giảm đau nhóm opioid hoặc steroid.
  • Tổn thương tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.
  • Có khối u trong hoặc gần tuyến yên.

Dấu hiệu nhận biết suy sinh dục

1. Triệu chứng ở phụ nữ

Suy sinh dục ở phụ nữ thường xuất hiện do sự thiếu hụt hormone sinh dục nữ. Estrogen trong cơ thể ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác nhau.

1.1 Triệu chứng toàn thân

  • Có sự thay đổi trong tâm lý như cáu gắt, giận dữ, lo âu, tính cách có phần thất thường.
  • Vùng mặt, cổ, ngực, mông và đùi có dấu hiệu chảy xệ. Lúc này, da trở nên khô hơn bình thường.
  • Xuất hiện các triệu chứng về hệ thần kinh như trầm cảm, mất ngủ, phản xạ thần kinh chậm,…
  • Hệ thần kinh thực vật có dấu hiệu rối loạn, cảm giác mệt lả người, cơ thể toát ra nhiều mồ hôi.
  • Đau nhức xương, có dấu hiệu loãng xương, viêm khớp.
  • Rối loạn hệ tim mạch như xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.
  • Có thể nhiễm trùng đường tiết niệu.

1.2 Triệu chứng rối loạn tình dục và hệ sinh sản

  • Có xu hướng giảm ham muốn tình dục.
  • Âm đạo giảm tiết dịch nhầy, làm khô âm đạo khiến phụ nữ đau đớn, mất hứng khi quan hệ.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, không rụng trứng, giảm khả năng thụ thai.

2. Triệu chứng ở nam giới

Ở nam giới, triệu chứng suy sinh dục xuất hiện vào các giai đoạn của cuộc đời.

2.1 Giai đoạn bào thai

Trong quá trình hình thành, phát triển, cơ thể nếu không sản xuất đủ testosterone dẫn tới thiếu hụt. Chính điều này làm hạn chế sự phát triển của các cơ quan sinh dục bên ngoài. Trẻ nhỏ khi ra đời giới tính vẫn là nam nhưng sẽ có những dấu hiệu bất thường sau:

  • Bộ phận sinh dục giống nữ.
  • Bộ phận sinh dục không rõ là nam hay nữ.
  • Bộ phận sinh dục nam nhưng kém phát triển.

2.2 Giai đoạn dậy thì

  • Suy sinh dục ở nam có thể xuất hiện ở giai đoạn dậy thì, kèm khả năng không phát triển đầy đủ của các cơ quan bên trong cơ thể.
  • Tình trạng này gây ảnh hưởng đến khối cơ, nhất là ảnh hưởng dương vật và cả tinh hoàn.
  • Suy sinh dục giai đoạn này khiến chiều cao và các khối cơ nhỏ hơn, nhiều thiếu niên nam xuất hiện tình trạng giọng nói cao, thưa râu, lông tóc, một vài trường hợp nữ hóa tuyến vú.

2.3 Giai đoạn trưởng thành

Suy sinh dục ở giai đoạn trưởng thành có thể có các triệu chứng như: giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Theo thời gian, nam giới suy sinh dục sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Rối loạn cương dương.
  • Khối lượng cơ bắp bị giảm.
  • Mô vú có thể phát triển gây nữ hóa tuyến vú.
  • Cơ thể loãng xương khi mất khối lượng xương.

    Suy sinh dục ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
    Suy sinh dục ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Suy sinh dục có thể cải thiện không?

Suy sinh dục có thể cải thiện nếu được phát hiện sớm qua các dấu hiệu, thay đổi bất thường của nam và nữ. Khi đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị suy sinh dục giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, còn giúp chống loãng xương và các bệnh khác.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng suy sinh dục

Để chẩn đoán suy sinh dục, bác sĩ tiến hành khám lâm sàng bằng cách kiểm tra tổng quát mức độ mọc lông trên cơ thể, khối cơ và sự phát triển của cơ quan sinh dục.

Ngoài ra, nhiều trường hợp bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh.

1. Xét nghiệm máu

Sau khi khám lâm sàng, nếu nghi ngờ bạn gặp tình trạng ssd, bác sĩ cho xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone giới tính.

Ở nữ giới cần kiểm tra nồng độ estrogen, đối với nam thì kiểm tra nồng độ testosterone. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để xét nghiệm máu vì lúc này nồng độ hormone đang ở mức cao nhất. Nếu ở nam giới, bác sĩ có thể chỉ định phân tích tinh dịch nhằm kiểm tra số lượng tinh trùng bởi ssd có thể làm giảm số lượng tinh trùng.

Ngoài ra, xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán và loại trừ nhiều vấn đề tiềm ẩn khác qua các chỉ số: nồng độ sắt, prolactin, nồng độ hormone tuyến giáp.

2. Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm cũng có thể phát hiện tình trạng suy sinh dục. Siêu âm cho thấy hình ảnh buồng trứng xem có bất thường hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI hoặc chụp CT để phát hiện khối u trong tuyến yên nếu có.

Các phương pháp điều trị suy sinh dục

1. Điều trị suy sinh dục ở nữ giới

Phương pháp điều trị suy sinh dục ở nữ chủ yếu là làm tăng hormone giới tính nữ. Trong trường hợp đã cắt bỏ tử cung thì bước điều trị đầu tiên là estrogen.

Tuy nhiên, nồng độ estrogen có thể tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung nên những phụ nữ còn tử cung sẽ cần kết hợp estrogen và progesterone. Progesterone làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung trong quá trình dùng estrogen.

Ngoài ra, còn có các phương pháp khác để điều trị dựa vào nguyên nhân cụ thể. Ví dụ như nếu giảm ham muốn tình dục thì cần bổ sung testosterone liều thấp. Nếu như có vấn đề kinh nguyệt thì bác sĩ chỉ định tiêm hormone choriogonadotropin hoặc dùng thuốc kích thích nang trứng hay kích noãn bào tố nhằm kích hoạt sự rụng trứng.

2. Điều trị suy sinh dục ở nam giới

Suy sinh dục ở nam giới xảy ra khi nồng độ hormone này suy giảm.

Thay thế testosterone là phương pháp phổ biến để điều trị suy sinh dục ở nam giới với nhiều dạng khác nhau: tiêm, miếng dán, gel bôi, viên uống.

Ngoài ra, bác sĩ chỉ định tiêm hormone giải phóng FSH và LH nhằm kích hoạt quá trình dậy thì hoặc tăng sản xuất tinh trùng.

Phòng ngừa suy sinh dục ở nam và nữ

1. Kiểm soát sinh dục phòng ngừa suy sinh dục ở nam và nữ

Thừa cân, béo phì làm gia tăng tình trạng ssd. Quản lý, kiểm soát tốt cân nặng giúp khôi phục sự cân bằng nội tiết tố và chức năng tình dục. Bạn nên thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để phòng ngừa ssd.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Không chỉ giúp kiểm soát thừa cân ngấn mỡ mà còn tăng nồng độ hormone giới tính trong cơ thể. Cần lưu ý chế độ ăn uống như sau:

  • Hạn chế thực phẩm đóng hộp, đường và muối,…
  • Bổ sung chất béo lành mạnh từ dầu thực vật, hạt và quả hạch.
  • Hấp thụ protein từ các thực phẩm như cá, ức gà,…
  • Bổ sung trái cây và rau tươi mỗi ngày.
  • Hạn chế các loại thịt đỏ như bò, cừu,…

Nhiều nghiên cứu cho rằng chế độ ăn ketogenic tốt cho nam giới bị ssd. Chế độ ăn này hạn chế carbohydrate, bổ sung chất béo lành mạnh và đảm bảo lượng protein hấp thụ vào cơ thể.

3. Tập thể dục

Chế độ ăn uống khoa học kèm theo hoạt động thể dục thể thao để phòng ngừa. Thực tế cho thấy tập gym với các bài tập sức mạnh cơ bắp làm tăng testosterone.

Tập thể dục thể thao giúp phòng ngừa ssd.
Tập thể dục thể thao giúp phòng ngừa ssd.

Ngoài ra, tập thể dục còn giúp tăng sức mạnh xương, được khuyến cáo cho người bị loãng xương. Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen tập luyện từ cường độ thấp đến cao.

Bên cạnh đó, thay đổi lối sống khoa học có thể kiểm soát, phòng ngừa suy sinh dục:

  • Hạn chế rượu bia.
  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, không thức khuya.

Bài viết cung cấp thông tin về tình trạng suy sinh dục. Với những ảnh hưởng của tình trạng này, bạn không nên chủ quan và xem thường.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOU MAY ALSO LIKE

Nhận thông tin mới nhất từ chúng tôi:

@Fiestavietnam 2020

viVN