fbpx

Blog & Events

Bệnh giang mai có ngứa không? Nên làm gì khi bị ngứa?

Bệnh giang mai có ngứa không? là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm, khi nhắc về các triệu chứng của bệnh giang mai. Trong bài viết này, Fiesta gửi thông tin đến các bạn đang thắc mắc và tìm hiểu.

Nguyên nhân mắc bệnh giang mai

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum. Vi khuẩn này gây nhiễm trùng khi xâm nhập vào da hoặc màng nhầy bị tổn thương, thường là ở bộ phận sinh dục. Bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, hiếm khi lây quan các con đường phi tình dục khác.

Bệnh giang mai có ngứa không? Nên làm gì khi bị ngứa?
Bệnh giang mai có ngứa không? Nên làm gì khi bị ngứa?

Giang mai xảy ra trên toàn thế giới, phổ biến nhất là ở khu vực thành thị. Số ca mắc giang mai có xu hướng tăng nhanh nhất ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là người từ 20 – 35 tuổi, có hoạt động tình dục. Một người có thể không biết mình bị nhiễm giang mai và lây bệnh cho bạn tình.

Bệnh giang mai có ngứa không?

Bệnh giang mai trong hầu hết mọi trường hợp không gây ngứa. Tùy vào thời gian ủ bệnh và giai đoạn mà cơ thể có các triệu chứng nhận biết khác nhau.

Thời kỳ I và II, giang mai xuất hiện triệu chứng của săng, phát ban, tuy nhiên, hầu hết không gây ngứa. Chính vì vậy, nó có thể khiến nhiều người mắc giang mai chủ quan. Hơn nữa, các triệu chứng của giang mai dễ nhầm lẫn với các tình trạng dị ứng da khác như: vẩy nến, bệnh chàm hoặc bệnh vảy phấn hồng,…

Tuy nhiên, ở mỗi trường hợp khác nhau, bệnh giang mai có thể có các triệu chứng và tiến triển bệnh khác nhau, không nhất định phải theo đúng trình tự giai đoạn tiến triển bệnh và xuất hiện các triệu chứng điển hình. Một số trường hợp, bệnh giang mai có thể có các triệu chứng giống với cúm mùa là sốt và phát ban, gây khó chịu nhưng rất hiếm khi phát ban gây ngứa.

Quan trọng, bệnh giang mai là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục nguy hiểm, xét nghiệm là phương pháp duy nhất để biết chính xác một người có bị nhiễm bệnh hay không? Nếu nghi ngờ bản thân mắc giang mai hoặc đã quan hệ không an toàn với người nhiễm bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh giang mai dễ nhầm lẫn với các bệnh về da khác nhưng hiếm khi gây ngứa
Bệnh giang mai dễ nhầm lẫn với các bệnh về da khác nhưng hiếm khi gây ngứa

Triệu chứng bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Các triệu chứng bệnh giang mai khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng. Giang mai ở giai đoạn đầu tiên, bộ phận sinh dục thường xuất hiện 1 vết loét hình tròn, không ngứa, gọi là săng, có trường hợp người bệnh xuất hiện nhiều hơn 1 vết săng. Săng âm thầm xuất hiện, không gây ngứa và có thể tự khỏi dù không được điều trị, thậm chí nhiều người còn nhầm săng do giang mai với mụn nhọt hoặc tổn thương da khác.

Trong thời kỳ II, người bệnh xuất hiện các phát ban trên cơ thể, nhiều nhất ở lòng bàn chân, bàn tay,… và gặp các triệu chứng giống cúm, như mệt mỏi, sốt, đau họng, đau cơ, sưng hạch bạch huyết. Tương tự như thời kỳ I, các triệu chứng của giang mai cũng sẽ tự khỏi sau 3 – 6 tuần.

Sau thời kỳ II, giang mai bước qua giai đoạn tiềm ẩn, lúc này các triệu chứng của bệnh không còn xuất hiện nữa, điều này khiến nhiều người lầm tưởng mình đã khỏi bệnh. Bệnh giang mai tiềm ẩn không gây ra triệu chứng. Nhiễm trùng chỉ có thể được phát hiện bằng xét nghiệm huyết thanh (xét nghiệm máu).

Nếu không được điều trị, giang mai giai đoạn tiềm ẩn nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn muộn và vi khuẩn sẽ tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh. Giang mai giai đoạn muộn, các dấu hiệu và triệu chứng ở thời kỳ I và II đã biến mất hoàn toàn mặc dù nhiễm trùng vẫn còn trong cơ thể. Bệnh giang mai giai đoạn muộn bắt đầu gây tổn thương các cơ quan, bao gồm: dây thần kinh não, mạch máu, xương, mắt, tim, gan, khớp,… Một khi tổn thương bắt đầu, nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn cuối bao gồm:

  • Khó phối hợp cử động cơ.
  • Cơ tê liệt.
  • Suy giảm thị lực hoặc mù tạm thời.
  • Chứng mất trí nhớ.

Bệnh giang mai giai đoạn cuối có thể được chữa khỏi nhưng tổn thương trên cơ thể là vĩnh viễn. Vi khuẩn gây giang mai có thể xâm nhập vào hệ thần kinh ở bất kỳ giai đoạn nhiễm trùng nào và gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm đau đầu, thay đổi hành vi, khó phối hợp các cử động cơ, tê liệt, suy giảm cảm giác và mất trí nhớ. Sự xâm lấn hệ thần kinh này được gọi là “bệnh giang mai thần kinh”. Giang mai thần kinh có thể khó điều trị hơn và việc điều trị có thể khác đối với những người nhiễm giang mai thông thường.

Một số người không bao giờ biểu hiện các triệu chứng dù xoắn khuẩn giang mai đã tấn công vào hệ thần kinh. Các trường hợp khác lại gặp các triệu chứng sau:

  • Động kinh.
  • Nhức đầu.
  • Cứng cổ và sốt do viêm màng não.
  • Các triệu chứng của đột quỵ dẫn đến tê, yếu hoặc các vấn đề về thị lực.

Thời gian từ khi bị nhiễm trùng đến khi phát triển bệnh giang mai thần kinh có thể kéo dài tới 30 năm.

Phát ban tròn ở lòng bàn tay là triệu chứng điển hình của giang mai thời kỳ II
Phát ban tròn ở lòng bàn tay là triệu chứng điển hình của giang mai thời kỳ II

Nên làm gì trong trường hợp bị ngứa do giang mai?

Trong trường hợp bị ngứa do giang mai, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị khắc phục triệu chứng và loại bỏ xoắn khuẩn giang mai. Nếu có dấu hiệu của giang mai, ngứa hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh giang mai, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm tầm soát và có phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp chẩn đoán tình trạng bệnh giang mai

Bệnh cạnh việc quan tâm đến vấn đề bệnh giang mai có ngứa không? Các phương pháp chẩn đoán tình trạng này hiện nay cũng được nhận được nhiều quan tâm. Hiện, xét nghiệm là phương pháp duy nhất có thể chẩn đoán tình trạng cũng như biết chắc chắn rằng một người có bị nhiễm giang mai hay không. Các xét nghiệm giang mai hiện tại bao gồm:

  • Xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu và không đặc hiệu: đây là xét nghiệm sàng lọc giang mai phổ biến, có thể xác nhận sự hiện diện của protein gọi là kháng thể. Hệ thống miễn dịch tạo ra chúng để chống lại nhiễm trùng. Các kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh giang mai sẽ tồn tại trong cơ thể trong nhiều năm. Vì vậy, xét nghiệm máu có thể được sử dụng để tìm ra tình trạng nhiễm trùng hiện tại hoặc trong quá khứ.
  • Ngoài ra, hiện nay bác sĩ có thể xét nghiệm trực tiếp tìm ra xoắn khuẩn giang mai bao gồm:
    • Xét nghiệm soi tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen.
    • Xét nghiệm tìm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA-direct fluorescent antibody)
    • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAATs – nucleic acid amplification tests)

Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể khẳng định người bệnh có bị mắc giang mai hay không? Đánh giá tình trạng nhiễm trùng hiện tại và có phương án điều trị phù hợp.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh giang mai và giải đáp thắc mắc bệnh giang mai có ngứa không? Bất kỳ ai có hoạt động tình dục đều có nguy cơ mắc giang mai. Điều quan trọng là cần nhận biết sớm dấu hiệu, xét nghiệm định kỳ để tầm soát bệnh, điều trị hiệu quả.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOU MAY ALSO LIKE

Nhận thông tin mới nhất từ chúng tôi:

@Fiestavietnam 2020

viVN